399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Các yêu cầu về an toàn về giàn giáo

Các khẩu hiệu ở công trường như “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, hay ngắn gọn hơn như “An toàn là trên hết”, rồi có công trình lại ghi “sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”… giúp chúng ta hiểu được phần nào tầm quan trọng của công tác an toàn lao động tại mỗi công trường.

Trong xây dựng, việc sử dụng giàn giáo cũ an toàn là điều vô cùng quan trọng. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, tính mạng của hàng chục thậm chí hàng trăm công nhân đang làm việc ở công trường sẽ như “ngàn cân treo sợi tóc” khi mà họ cheo leo trên những hệ thống giàn giáo xây dựng cao ngút trời.

Ngoài việc phải tuân thủ quy trình xây dựng, quy trình sản xuất giàn giáo xây dựng luôn được kiểm định, sản phẩm giàn giáo phải đạt chuẩn mới được đưa vào lưu hành, còn đòi hỏi đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của những người sản xuất giàn giáo và của chủ thầu xây dựng mới có thể hạn chế thấp nhất rủi ro cho công nhân. Bởi đơn vị sản xuất muốn giá rẻ để bán được nhiều hàng thì phải giảm chất lượng sản phẩm, chạy đua với số lượng, còn bên kia người sử dụng thì muốn rẻ để có nhiều lợi nhuận nên sẵn sàng “ủng hộ” giàn giáo kém chất lượng nhằm hạ giá thành thi công công trình.

Có thể nói, giàn giáo là kết cấu liên kết tạo thành một hệ thống giá đỡ tạm thời, sử dụng trong việc thi công các công trình xây dựng nhằm chịu tải lực phía trên chúng trong một thời gian tạm, chờ cho các kết cấu xây dựng (bê tông) có khả năng chịu tải hoàn toàn mới được tháo dỡ.

Trong thi công, các kỹ sư luôn tính toán sức chịu tải của hệ thống giàn giáo xây dựng khi chúng được lắp ráp và trở thành một hệ thống liên kết vững chắc, đảm bảo thừa tải để chịu lực đỡ cho các kết cấu xây dựng trong thời gian chờ tạm. Do đó, ngoài việc sản xuất giàn giáo xây dựng đạt yêu cầu còn đòi hỏi công tác lắp dựng giàn giáo phải đúng quy trình và độ chính xác cao. Nếu sơ suất có thể dẫn đến các tai nạn đáng tiếc trong quá trình thi công và nặng hơn là có thể bị lún sập cả hệ thống giàn giáo.

Các yêu cầu về giàn giáo: giàn giáo cần được thiết kế cho mỗi trường hợp sử dụng: Theo Thông tư số 22/2010/TT- BXD quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng: “Trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công được duyệt, trong biện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từng ông việc”. Nhà thầu thi công xây dựng công trình bao gồm cả tổng thầu, nhà thầu chính và nhà thầu phụ trên công trường có trách nhiệm: lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra thực tế các diễn biến công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho phù hợp. Tuyển chọn và bố trí người lao động kỹ thuật trên công trường đúng chuyên môn được đào tạo, đủ năng lực hành nghề, đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật. Đồng thời cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.